Vốn điều lệ cần bao nhiêu là đủ và khi thành lập doanh nghiệp thì có cần chứng minh vốn điều lệ này không? Gần như tất cả những khách hàng sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Nam Việt Luật đều có thắc mắc về hỏi câu hỏi này. Trong khi những quy định của pháp luật Việt Nam về việc có cần chứng minh vốn điều lệ lại chưa chặt chẽ thì đây chính là một vấn đề khiến không ít cá nhân, nhà đầu tư phải đau đầu suy nghĩ khi muốn thành lập doanh nghiệp cho mình.
Trên thực tế khi pháp luật không quy định doanh nghiệp cần phải có tối thiểu và tối đa bao nhiêu khi thành lập, trừ khi doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh các ngành nghề mà bắt buộc phải có mức vốn pháp định tối thiểu. Tuy nhiên, những nhà đầu tư không vì thế mà lựa chọn mức vốn điều lệ quá cao hay quá thấp. Vì sao ư? Đó là nếu như vốn điều lệ của doanh nghiệp quá thấp thì chủ doanh nghiệp sẽ không thể nào thể hiện được toàn bộ quy mô của công ty cũng như tiềm lực tài chính cho những khách hàng, đối tác thấy được, điều này sẽ dẫn đến việc thiếu sự tin tưởng trong quá trình hợp tác kinhh doanh, thậm chí có thể doanh nghiệp sẽ không tìm được đối tác cho mình. Ngoài ra, khi doanh nghiệp có nhu cầu nhận hỗ trợ vốn từ ngân hàng thì với số vốn điều lệ quá thấp thì có thể sẽ làm cho ngân hàng cảm thấy không tin tưởng để cho vay số vướn vượt ngoài khả năng và vượt ngoài vốn điều lệ của họ.
Còn trong trường hợp mức vốn điều lệ của công ty được đưa ra quá cao, vượt ngoài khả năng của doanh nghiệp thì có thể cái lợi trước mắt sẽ là tạo được niềm tin cho những khác hàng, đối tác, ngân hàng, tuy nhiên điều này cũng sẽ tạo ra rủi ro khá lớn là sau này nếu như doanh nghiệp làm ăn thất bại dẫn đến gây nợ hoặc thậm chí là giải thế, phá sản hay vay ngân hàng quá nhiều dẫn đến trường hợp không có khả năng chi trả thì chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với số vốn điều lệ mà mình đã đăng kí.
Tuy nhiên, việc lựa chọn số vốn điều lệ cho công ty cũng còn tùy thuộc khá nhiều vào kinh nghiệm cũng như nền tảng của chủ doanh nghiệp. Nếu như chủ doanh nghiệp mới bắt đầu thành lập công ty, nguồn khách hàng, đối tác chưa được thiết lập nhiều, đồng thời chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành kinh doanh thì nên để số vốn điều lệ ở mức vừa phải và đủ khả năng của mình. Đến khi việc kinh doanh của công ty bắt đầu đi vào hoạt động ổn định hơn, và có dấu hiệu phát triển đi lệ thì lúc đó sẽ tiến hành việc tăng vốn điều lệ cho công ty.
Còn nếu như chủ doanh nghiệp đã từng thành lập công ty, đã có nhiều đối tác tiềm năng thì có thể lựa chọn mức vốn điều lệ cao để “nâng tầm” khả năng của công ty của mình so với những công ty khác cùng thời điểm thành lập, bởi đã có kinh nghiệm nên những công ty này cũng sẽ không sợ rủi ro nhiều như những công ty chưa có kinh nghiệp.
Vậy có cần chứng minh vốn điều lệ? Tính đến thời điểm hiện tại, pháp luật không yêu cầu các doanh nghiệp phải chứng minh vốn điều lệ.
Pháp luật Việt Nam hiện nay không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu của các loại hình công ty khi thành lập. Tuy nhiên, trước khi đăng ký mức vốn điều lệ thì bạn cần phải cân nhắc thật kỹ bởi:
– Nếu như vốn điều lệ đăng ký quá thấp thì tiềm lực và quy mô của doanh nghiệp sẽ khó được thể hiện, những khách hàng, đối tác sẽ đánh giá thấp công ty và thiếu tin tưởng vào những giao dịch mua, bán với công ty.
– Còn nếu như vốn điều lệ đăng ký quá cao so với số vốn thực tế thì có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trách nhiệm, nghĩa vụ tài chính của các thành viên trong công ty khi công ty gặp rủi ro kinh doanh; mỗi năm công ty phải đóng mức thuế môn bài cao hơn; chi phí lãi vay tương ứng với số vốn điều lệ góp thiếu sẽ không được ghi nhận là chi phí được trừ; phải tiến hành thay đổi giấy phép kinh doanh…
Giờ thì bạn đã có câu trả lời cho việc có cần chứng minh vốn điều lệ rồi!